Thời điểm nộp thuế BVMT? Ai là người phải nộp thuế BVMT?
On Tháng ba 23, 2021 by ngocanh6887Công ty chúng tôi đang có nhập Dầu gốc dùng để sản xuất xuất khẩu, mã HS khai báo: 27101943, đã mở tờ khai tại Chi cục HQ Hà Nam.
Công ty chúng tôi mua lại của một công ty trong nước và Công ty này không nộp thuế BVMT ngay khi nhập dầu vào.. Và khi nhập dầu từ công ty đó chúng tôi có nộp thuế BVMT đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên chúng tôi đang có một chút vướng mắc về vấn đề thời điểm nộp thuế BVMT. Quý Cơ Quan giải đáp giúp tôi là: Đối với Công ty mà chúng tôi nhập dầu vào họ có phải nộp thuế BVMT ngay khi nhập dầu vào hay không, hay người sử dụng cuối cùng là người nộp.Hay Công ty chúng tôi nhập vào để sản xuất xuất khẩu phải nộp ? Và Công ty bán dầu cho chúng tôi có đang làm đúng quy định hay không ?
Nếu chúng tôi là đối tượng không phải nộp thuế BVMT vậy chúng tôi có được hoàn thuế hay không ?
Trả lời:
– Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định dầu nhờn, mỡ nhờn thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 quy định đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
– Căn cứ Điều 11 Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về hoàn thuế:
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.